Vi khuẩn giúp gì cho cơ thể chúng ta ?
Thật bất ngờ khi 90% Serotonin được tạo ra trong ruột. Vi khuẩn không chỉ tương tác với các chất dẫn truyền thần kinh mà còn có thể tự sản sinh ra chất dẫn truyền thần kinh. Một số vi khuẩn có lợi có thể ảnh hưởng đến thụ thể GABA trong não. Các vi khuẩn khác trong ruột có thể thúc đẩy hoặc ức chế tình trạng viêm trong ruột và các bộ phận khác trong cơ thể. Ví dụ, các loại thuốc gọi là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) đôi khi được kê đơn cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, các bác sĩ đã phát hiện ra rằng khi điều trị trầm cảm ở bệnh nhân mắc IBS, những bệnh nhân này cũng thấy giảm bớt các triệu chứng ruột kích thích khi dùng thuốc SSRI. Những phát hiện này đã được xác nhận bằng hình ảnh MRI: có mối quan hệ rõ ràng giữa chức năng ruột và chức năng não. Vì vậy, serotonin được tạo ra chủ yếu ở ruột là chất dẫn truyền thần kinh. Nó chịu trách nhiệm điều chỉnh mọi thứ trong cơ thể như tâm trạng, sự thèm ăn và giấc ngủ. Lượng serotonin thích hợp trong não tạo ra cảm giác thư giãn và tích cực. Vì vi khuẩn giúp sản xuất serotonin nên chúng ta sẽ cần có thêm sự trợ giúp từ vi khuẩn để cảm thấy dễ chịu – không chỉ tốt mà còn rất tuyệt vời nữa.
Rối loạn đường ruột
Nhiều người mắc các bệnh như: viêm đại tràng, bệnh celiac, táo bón, tiêu chảy mãn tính và nhiều chứng rối loạn tiêu hóa khác đều biến mất sau một thời gian sử dụng các thực phẩm nuôi cấy ( lên men).
Vậy làm thế nào để những vi khuẩn có thể chữa lành và phục hồi đường ruột?
Khi cơ thể chúng ta có đủ một số chủng vi khuẩn nhất định (những loại có tác dụng sửa chữa niêm mạc ruột) sẽ tạo ra hàng rào bảo vệ để ngăn chặn mầm bệnh và giảm viêm. Sau đó, những lợi khuẩn còn làm một điều thú vị hơn nữa đó là chúng giúp tiêu hóa thức ăn và giúp cơ thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn từ thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày. Khi chúng ta bổ sung đủ một số chủng vi khuẩn nhất định, chúng sẽ giúp loại bỏ dị ứng thực phẩm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hầu hết các trường hợp dị ứng thực phẩm là do lạm dụng kháng sinh. Thuốc kháng sinh tiêu diệt một số chủng vi khuẩn mà giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn. Sau khi sử dụng thuốc kháng sinh, cần bổ sung lại lợi khuẩn cho cơ thể bằng cách sử dụng thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn mỗi ngày.
Vi khuẩn đường ruột chịu trách nhiệm cho khả năng miễn dịch của cơ thể
Khoảng 80% hệ thống miễn dịch của chúng ta nằm ở đường ruột. Nếu vi khuẩn đường ruột được cân bằng hợp lý, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động bình thường và giúp chúng ta tránh khỏi bệnh tật.
Bạn có thường xuyên bị ốm không?
Nếu bản thân chúng ta thường xuyên bị ốm, rất có thể là do chúng ta đã uống rất nhiều thuốc kháng sinh làm tiêu diệt cả vi khuẩn có hại lẫn vi khuẩn có lợi mà không bổ sung lại lượng lợi khuẩn đã mất đi. Điều này làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột của cơ thể khiến chúng ta phải vật lộn vì ốm đau do hệ vi sinh vật trong cơ thể không thể thực hiện tốt công việc của chúng.
Giải độc cho cơ thể khỏi hóa chất và thuốc trừ sâu
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng, gan là cơ quan giúp giải độc cho cơ thể khỏi các hóa chất và độc tố có hại, nhưng 50% quá trình giải độc của cơ thể lại được xử lý bởi vi khuẩn trong ruột. Ví dụ, Bisphenol A (BPA), một chất độc có liên quan đến hơn 40 loại bệnh, được tìm thấy mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày từ biên lai máy in nhiệt, tiền giấy, lớp lót thực phẩm đóng hộp, vật liệu tổng hợp nha khoa và tất nhiên là cả nhựa. BPA là một chất gây rối loạn nội tiết mạnh mẽ và hiện nay nó được tìm thấy trong cơ thể mọi người. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hai chủng probiotic phổ biến là Bifidobacteria Breve và Lactobacillus Casei giúp cơ thể tự giải độc khỏi BPA bằng cách giảm sự hấp thu của chất này trong ruột. Ngoài ra, vi khuẩn tốt trong thực phẩm nuôi cấy (lên men) có thể giúp giải độc thuốc trừ sâu trong thực phẩm. Ví dụ, kim chi – một trong những loại thực phẩm được yêu thích, được biết là có khả năng phân hủy ít nhất 5 hợp chất hóa học. Nó phân hủy các hóa chất này tới 83,3% sau 3 ngày lên men và lên tới 99% sau sáu ngày. Một nghiên cứu khác cho thấy kim chi chứa một chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy natri nitrat, chất có liên quan đến nhiều loại bệnh thoái hóa mãn tính, bao gồm cả ung thư. Nghiên cứu cho thấy sự suy giảm natri nitrat lên tới 90,0%. Natri nitrat trở nên độc hại khi được chuyển hóa trong các sản phẩm thực phẩm, nhưng vi khuẩn có thể phân hủy hóa chất này. Bốn chủng lactobacillus có khả năng phân hủy sản phẩm phụ độc hại này. Vi khuẩn Lactobacillus được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm được nuôi cấy (lên men). Vi khuẩn có thể đóng một vai trò to lớn trong việc giải độc các kim loại nặng khỏi cơ thể có thể gây tổn hại cho tế bào của chúng ta và chúng thực hiện điều này trong cơ thể mà chính chúng ta không hề hay biết rằng quá trình này đang xảy ra. Thật tuyệt vời phải không nào!
Perchlorate là một thành phần trong nhiên liệu máy bay và pháo hoa gây ô nhiễm rộng rãi cho môi trường và thực phẩm của chúng ta. Đáng buồn thay, ngay cả thực phẩm hữu cơ cũng được phát hiện có chứa hàm lượng cao chất độc này, khiến việc tránh phơi nhiễm trở nên cực kỳ khó khăn. Nhưng Bifidobacteria bifidum có khả năng phân hủy hóa chất này.
Chúng ta hãy sửa chữa và nuôi dưỡng đường ruột của bản thân bằng thật nhiều vi khuẩn lành mạnh và để cho những vi sinh vật này chăm sóc chúng ta thay vì lo lắng về bệnh tật. Điều này đồng nghĩa rằng, chúng ta cần sử dụng thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua Kefir, Kombucha, kimchi.. và cả những thực phẩm chứa nhiều prebiotic như rau xanh để làm thức ăn các vi khuẩn này.
Miễn trừ trách nhiệm: Bài viết thông tin từ Kefir- Yogurt natural được tổng hợp, và dịch từ nhiều nguồn nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, không phải là phác đồ điều trị hay tư vấn y tế. Nếu bạn muốn tham vấn chữa bệnh vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế có thẩm quyền trước khi đưa ra các quyết định về chăm sóc sức khỏe.