Đừng nhìn vào hạt vừng nhỏ bé mà xem nhẹ chúng! Mè đen chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao, nhờ đó, bạn cũng sẽ nhận được vô số lợi ích sức khỏe khi bổ sung loại hạt này vào chế độ ăn uống thường xuyên hơn. Cùng Kefir tìm hiểu những lợi ích của mè đen nhé!
Hạt mè đen rất phổ biến ở Việt Nam với hình dạng nhỏ, dẹt và có chứa dầu. Có thể bạn đã từng nghe qua hạt vừng rất tốt cho sức khỏe nhưng lại không biết chúng thực sự tốt như thế nào, hãy xem những lợi ích của mè đen sau đây.
Giá trị dinh dưỡng của mè đen
Hạt mè đen là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Chỉ 2 muỗng canh hạt mè đen (14g) chứa:
- Lượng calorie: 100
- Chất đạm: 3g
- Chất béo: 9g
- Carb: 4g
- Chất xơ: 2g
- Canxi: 18% giá trị hàng ngày
- Magie: 16% giá trị hàng ngày
- Photpho: 11% giá trị hàng ngày
- Đồng: 83% giá trị hàng ngày
- Mangan: 22% giá trị hàng ngày
- Sắt: 15% giá trị hàng ngày
- Kẽm: 9% giá trị hàng ngày
- Chất béo bão hòa: 1g
- Chất béo không bão hòa đơn: 3g
- Chất béo không bão hòa đa: 4g
Mè đen là nguồn cung cấp phong phú nhiều chất vi lượng và khoáng chất vi lượng mà cơ thể luôn cần một lượng lớn các loại chất này để duy trì chức năng hoạt động và sức khỏe tổng thể.
Đặc biệt, nhiều vitamin và khoáng chất nằm chủ yếu ở phần vỏ của mè đen. Vì vậy, nếu bạn chọn các loại mè đã bóc vỏ, hàm lượng dưỡng chất nhận được sẽ giảm đi đáng kể.
Những hạt mè trắng đã bị mất vỏ đen không chứa hàm lượng dinh dưỡng nhiều như hạt mè đen có cỏ
Lợi ích của mè đen đối với sức khỏe
1. Giàu dưỡng chất hỗ trợ sức khỏe
Canxi và magie trong mè đen có thể cải thiện các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim, đặc biệt là tình trạng cao huyết áp.
Một số khoáng chất mà mè đen cung cấp như sắt, đồng và mangan đóng vai trò quan trọng để điều chỉnh quá trình trao đổi chất, hoạt động của tế bào và hệ thống miễn dịch, đồng thời tác động đến sự lưu thông oxy khắp cơ thể và nhiều hoạt động chức năng khác.
Ngoài ra, mè đen chứa nhiều chất béo tốt, phần lớn là chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cung cấp năng lượng lành mạnh cho cơ thể.
2. Giàu chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giảm viêm, ngăn ngừa hay làm chậm các loại tổn thương tế bào xảy ra trong cơ thể.
Một trong những tổn thương tế bào mà chất chống oxy đem lại hiệu quả rõ rệt nhất là chứng stress. Căng thẳng do oxy hóa về lâu dài có thể tăng cường sự phát triển các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim và ung thư.
Ngoài ra, các chất chống oxy hóa cũng giúp cải thiện sức đề kháng insulin và giảm nguy cơ béo phì. Hạt vừng nằm trong những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tốt nhất. Các loại hạt vừng đều có hàm lượng cao chất chống oxy hóa nhưng mè đen là loại có hàm lượng cao nhất.
Mè đen có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
3. Có đặc tính chống ung thư
Trong mè đen có chứa hai hợp chất là sesamol và sesamin, giúp tăng cường đặc tính chống ung thư của mè đen.
Sesamol hỗ trợ chống stress oxy hóa, điều chỉnh các giai đoạn trong vòng đời tế bào và đường truyền tín hiệu, làm giảm nguy cơ phát triển ung thư.
Sesamin cũng giúp thúc đẩy tiêu diệt các tế bào ung thư thông qua quá trình apoptosis và autophagy, một trong những quá trình giúp loại bỏ các tế bào hư hỏng để cơ thể khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn.
4. Thúc đẩy tóc và da khỏe mạnh
Dầu mè đen thường có trong các sản phẩm chăm sóc tóc và da. Thực tế, ăn trực tiếp hạt vừng cũng giúp cung cấp các dưỡng chất có lợi, khuyến khích phát triển tóc và làn da như: Sắt, kẽm, axit béo và chất chống oxy hóa.
Nhiều nghiên cứu cho thấy dầu mè có thể ngăn chặn đến 30% tia cực tím (tia UV) có hại. Tia UV không chỉ làm da bị cháy nắng, mà còn khiến da dễ bị nhăn, lão hóa sớm, thậm chí là dẫn đến ung thư da.
Cách sử dụng hạt mè đen
Đầu tiên, bạn có thể yên tâm vì hạt vừng có độ phổ biến rộng rãi, do đó bạn có thể yên tâm mua mè đen ở chợ, siêu thị và nhiều cửa hàng khác, thậm chí là đặt mua trực tuyến vô cùng tiện lợi.
Hạt mè đen có thể sử dụng linh hoạt trong ẩm thực, ứng dụng được từ món mặn đến món ngọt. Đơn giản nhất là rắc hạt mè rang lên các món salad, bún, mì hay những món có sốt. Một số món ăn như cơm mè, xôi mè hay chè mè đen đều sử dụng loại hạt này làm một trong những nguyên liệu chính.
Mè đen được dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn như chè mè đen
Ngoài ra, mè đen cũng có thể dùng trong món nướng, làm lớp phủ cho cá rán. Bạn có thể dùng loại hạt này thay thế cho các loại hạt hoặc ngũ cốc khác trong nhiều món ăn, ví dụ như sinh tố, cơm cuộn, bánh gạo,…
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chế biến mè đen thành dạng bột hoặc sữa để làm thức uống hay ứng dụng nhiều công thức nấu ăn một cách dễ dàng hơn.
Không chỉ có hạt mè thông thường, nhiều người còn chọn dầu mè hoặc viên nang bổ sung để thay thế. Dầu mè có thể thay thế các loại dầu khác một cách hiệu quả. Còn với các loại viên bổ sung, bạn nên kiểm tra chiết xuất và tránh lạm đụng để đảm bảo được những lợi ích của mè đen.
Dù mè đen là thực phẩm lành tính, một số người cũng có thể bị dị ứng với loại hạt này. Vậy nên, hãy cẩn thận và thử trước một lượng nhỏ nếu đây là lần đầu tiên bạn ăn mè đen.
Lợi ích của mè đen đối với sức khỏe không cần phải bàn cãi nữa. Với hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời, hạt mè đen chắc chắn sẽ là thành phần không thể thiếu trong các thực đơn dinh dưỡng.