Một lý do khiến thực phẩm chứa probiotic giúp giảm cholesterol là do vi khuẩn tiêu thụ chất xơ prebiotic (hòa tan) trong ruột non và tạo ra axit béo chuỗi ngắn, một trong số đó được gọi là axit proponic. Axit đặc biệt này làm giảm việc sản xuất cholesterol ở gan.
Một cách khác mà lợi khuẩn làm giảm mức cholesterol là khi vi khuẩn phát triển trong đường ruột, chúng sẽ tiêu thụ một số cholesterol có sẵn và đưa nó vào tế bào của chính chúng. Điều này có nghĩa là cholesterol không còn khả năng hấp thụ từ ruột vào máu, làm giảm tổng lượng cholesterol một cách tự nhiên trong cơ thể chúng ta.
Một số nghiên cứu được thực hiện về mối liên hệ giữa Kefir và Cholesterol
Kefir là một loại thực phẩm sinh học mạnh mẽ, có hơn 50 loại vi khuẩn tốt và nấm men tốt. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy sức mạnh của Kefir.
Nghiên cứu Kefir của Tạp chí PharmaNutrition được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu dược phẩm và sinh lý học tại Đại học Vila Velha và Đại học Liên bang Espirito Santo, về tác động của việc tiêu thụ kefir (làm bằng hạt kefir) trong 12 tuần. [1] Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu từ 48 bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, đây là một tình trạng xảy ra đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Những vấn đề này có thể bao gồm cholesterol cao, lượng đường trong máu cao, mỡ thừa quanh eo, huyết áp cao hoặc các bệnh khác. Các nhà nghiên cứu chia 48 người tham gia thành hai nhóm trong 12 tuần. Một nhóm uống sữa kefir hàng ngày trong khi nhóm đối chứng nhận được đồ uống giả dược.
Kết quả:
Những người tham gia uống sữa lên men từ nấm Kefir đã thấy huyết áp giảm, lượng đường trong máu lúc đói thấp hơn, giảm mức cholesterol xấu và đối với những người tham gia là nữ, mức cholesterol tốt tăng lên. Các tác giả nghiên cứu viết, “Kefir cũng làm giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch trong 10 năm tới dựa trên nghiên cứu làm giảm oxLDL và nguy cơ phát triển các biến cố tim mạch trong 10 năm tới.” Nguy cơ mắc các biến cố tim mạch trong 10 năm tới được tính toán thông qua phương pháp Điểm Framingham.
Ảnh hưởng của việc tiêu thụ kefir lên thành phần lipid
Vào năm 2022, một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã được thực hiện bởi Khoa Ẩm thực của Đại học Baskent ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ để điều tra tác động của việc tiêu thụ kefir đối với thành phần lipid của những người có đặc tính bình thường và rối loạn lipid máu. Nghiên cứu được thực hiện với 23 nhân viên y tế tình nguyện của bệnh viện trong độ tuổi từ 20 đến 55. Các tình nguyện viên thường xuyên tiêu thụ kefir khi bụng đói trong bốn tuần. Trong khoảng thời gian 4 tuần họ tiêu thụ kefir, giá trị Cholesterol toàn phần giảm 9,15% so với giá trị ban đầu, giá trị LDL-Cholesterol giảm 10,64%, giá trị HDL-Cholesterol giảm 6,9% và giá trị chất béo trung tính giảm 2,46%, với tỷ lệ tổng lượng cholesterol giảm 5,71% so với giá trị ban đầu. Họ kết luận rằng tiêu thụ kefir thường xuyên có hiệu quả ở cả phụ nữ và nam giới trong việc giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL từ hồ sơ lipid máu, trong khi tác dụng này không được quan sát thấy ở những người bình thường không tiêu thụ kefir. [2]
Sự thay đổi cholesterol nhờ Kefir ở phụ nữ béo phì
Một nghiên cứu năm 2017 đã điều tra sự thay đổi mức cholesterol ở những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì khi uống sữa ít béo hoặc kefir. Những người tham gia sẽ uống hai phần sữa ít béo mỗi ngày hoặc bốn phần sữa ít béo và kefir mỗi ngày. Sau 8 tuần, những người uống kefir cho thấy mức cholesterol toàn phần và mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp giảm đáng kể so với những người chỉ uống hai phần sữa ít béo mỗi ngày. [3]
Tiêu diệt virus và thậm chí cả các tế bào ung thư có thể có
Cơ thể chúng ta không ngừng đổi mới mỗi ngày. Cơ thể đang tiêu diệt virus và thậm chí cả các tế bào ung thư có thể có cả ngày, hàng ngày, trong khi bạn đang hoạt động trong ngày. Mọi thứ diễn ra khá tốt đẹp cho đến khi bạn nạp vào cơ thể quá nhiều chất độc và thực phẩm gây hại cho cơ thể và làm yếu đi sự miễn dịch của cơ thể để phòng chống lại bệnh tật. Nếu chúng ta ăn uống quá mức khiến cơ thể căng thẳng và không kịp đào thải thì sẽ tạo ra bệnh tật. Vì vậy, bằng cách sử dụng một số thực phẩm lành mạnh chứa nhiều lợi khuẩn có thể giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.
Lợi khuẩn Lactobacillus dường như là loại vi khuẩn thực sự giúp giảm cholesterol Kefir có nhiều lợi khuẩn Lactobacillus bao gồm:
Lb. acidophilus
Lb. brevis [Possibly now Lb. kefiri]
Lb. casei subsp. casei
Lb. casei subsp. rhamnosus
Lb. paracasei subsp. paracasei
Lb. fermentum
Limosilactobacillus reuteri
Lb. cellobiosus
Lb. delbrueckii subsp. bulgaricus
Lb. delbrueckii subsp. lactis
Lb. fructivorans
Lb. helveticus subsp. lactis
Lb. hilgardii
Lb. helveticus
Lb. kefiri
Lb. kefiranofaciens subsp. kefirgranum
Lb. kefiranofaciens subsp. kefiranofaciens
Lb. parakefiri
Lb. plantarum
Bắt đầu ngày mới với ly sinh tố Kefir- Một khởi đầu tuyệt vời cho cơ thể
Khi bạn thưởng thức bữa sáng với một ly sinh tố Kefir thì bạn đã cung cấp cho cơ thể rất nhiều lợi khuẩn lành mạnh. Kefir có tác dụng chống viêm và chứa nhiều enzyme, men vi sinh và vitamin. Bạn có thể tạo ra bữa sáng với ly sinh tố Kefir bằng cách kết hợp xay sữa chua Kefir với yến mạch, trái cây mà bạn yêu thích. Kefir giúp thiết lập lại hệ vi sinh vật đồng thời tạo ra nhiều vi khuẩn tốt, có thể thực hiện nhiệm vụ giúp cơ thể khỏe mạnh. Thay đổi từng chút một trong cách ăn uống hằng ngày, với món sinh tố kefir sẽ giúp bạn không những cảm thấy ngon miệng mà còn rất tốt cho cơ thể.
Miễn trừ trách nhiệm: Bài viết thông tin từ Kefir- Yogurt natural được tổng hợp, và dịch từ nhiều nguồn nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, không phải là phác đồ điều trị hay tư vấn y tế. Nếu bạn muốn tham vấn chữa bệnh vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế có thẩm quyền trước khi đưa ra các quyết định về chăm sóc sức khỏe.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S2213434421000177
- https://www.scielo.br/j/rn/a/9hmwgFsPJD3nxrj9HWpjpyh/#
- https://www.lipidjournal.com/article/S1933-2874(16)30414-7/fulltext
- L. Jones et al., “Cholesterol-lowering Efficacy of a Microencapsulated Bile Salt Hydrolase-active Lactobacillus reuteri NCIMB 30242 Yoghurt Formulation in Hypercholesterolaemic Adults,” British Journal of Nutrition 107, no. 10 (May 2012): 1505-13: